Trong các loại phân bón vô cơ, phân Kali là loại phân bón quan trọng cung cấp Kali cho cây, không chỉ giúp cây chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt mà còn giúp tăng phẩm chất nông sản.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón gốc Kali với hàm lượng và ứng dụng khác nhau, để người tiêu dùng có thể tùy mục đích mà tự do lựa chọn. Một số loại phổ biến có thể kể đến là:
NHÓM PHÂN KALI THIÊN NHIÊN VÀ PHỤ PHẨM CÔNG NGHIỆP
- Silvinit:
- Công thức hóa học: KCl.NaCl
- Thành phần: chứa 12 - 15 % K2O, 35 - 40% Na2O
- Tính chất: có dạng tinh thể màu hồng xám cùng với các hạt tinh thể màu xanh. Phân hoà tan nhanh trong nước, là phân chua sinh lý
- Công dụng: thường dùng để bón lót sớm cho cây trồng
- Kainit:
- Công thức hoá học: KCl.MgSO4.3H2O, lẫn với NaCl.
- Thành phần: Chứa 10 - 20% K2O, 8%MgO và lượng đáng kể Cl và Na
- Tính chất: Dạng tinh thể thô, màu xám hồng, hoà tan trong nước, là phân chua sinh lý
- Đặc điểm sử dụng: Sử dụng được cho nhiều đối tượng cây trồng, đặc biệt hiệu quả cao cho các cây như: các loại cây ăn củ, bắp cải. Thích hợp bón những khu vực đất có thành phần cơ giới nhẹ
- Bụi xi măng:
- Công thức hoá học: Kali có trong bụi xi măng nằm dưới dạng cacbonat (K2CO3), bicabonat (KHCO3) và Kali sunfat (K2SO4) đều là các dạng hoà tan trong nước và chứa khá nhiều CaO
- Thành phần: Chứa 14 - 38% K2O, CaO
- Đặc điểm sử dụng: Sử dụng tốt trên đất chua, bón thích hợp cho các loại cây mẫn cảm xấu với Clo và có hiệu quả không kém Kali sunfat
- Cloruakali điện phân
- Là phụ phẩm của quá trình sản xuất magiê (từ karnalit)
- Công thức hoá học: là hỗn hợp các muối KCl với NaCl và MgCl2
- Tính chất: Dạng bột mịn màu vàng chứa 32 – 45 % K2O, ngoài ra còn chứa 8% MgO và 8% Na2O và dưới 50% Clo
NHÓM PHÂN KALI CHẾ BIẾN
- Kali Clorua/Muriate Kali (KCL/MOP):
- Kali clorua được chế biến từ quặng silvinit (KCl.NaCl) dựa vào độ tan khác nhau của hai loại muối này khi tăng nhiệt độ
- Là loại phân phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chiếm khoảng 93% tổng lượng phân Kali trên thế giới
- Công thức hoá học: KCl
- Thành phần: Chứa 58 - 62% K2O, có thể gặp dạng sản phẩm chỉ chứa 50 - 55 % K2O, do lẫn NaCl.
- Tính chất:
+ Dạng tinh thể nhỏ, khi tinh khiết có màu xám trắng, nhưng thường còn lẫn nhiều silvinit nên có màu hỗn hợp trắng, đỏ, hồng. Có vị mặn, tan trong nước dễ dàng, để lâu hút ẩm và đóng cục
+ KCl là phân chua sinh lý, nên ion Cl- có trong thành phần của phân còn có thể làm đất chua đi hơn nữa. Vì vậy trên đất chua việc bón phân Kali clorua liên tục cần kèm theo việc trung hoà độ chua gây ra nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới cây trồng và đất để tăng hiệu lực của phân bón
+ Là loại phân kali có thể dùng để bón lót cho nhiều loại cây trồng
+ Ion Cl - gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và có thể cả năng suất của nhiều loại cây trồng (nho, thuốc lá, cam quýt, hành tỏi...). Nhưng do ion Cl- không được keo đất giữ nên khi bắt buộc phải sử dụng loại phân này cho nhóm cây trồng mẫn cảm thì chúng ta phải tiến hành bón lót sớm
- Kali Magie Sunphat:
- Là loại phân bón có thể tạo ra từ phản ứng hóa học nhân tạo hoặc được khai thác 100% từ mỏ tự nhiên
- Thành phần: K2O = 24%, S = 16% và Mg = 6%, hàm lượng ion Natri và Cl- trong sản phẩm rất thấp nên dùng lâu dài không làm xấu đất
- Đây là loại phân đặc biệt tốt với cây trồng, giúp cây phát triển tốt, cho quả ngọt và có màu đẹp. Thích hợp bón với hầu hết tất cả các loại cây, nhất là cây có múi
- Kali Nitrate (NOP):
- Kali Nitrate là nguồn dinh dưỡng cung cấp N và Kali lý tưởng cho cây trồng
- Thành phần: N 13% và K2O 46%
- Kali Nitrate giúp tăng sức đề kháng cho cây, giảm thiểu sự hấp thu Cl và chống lại tác động có hại của Cl. Giúp cây tăng khả năng chịu hạn
- Giúp cây tăng kích thước, lớn trái, màu sắc trái đẹp, hương vị ngon hơn,…
- Kali Sunphat (SOP):
- Công thức hoá học: K2SO4
- Thành phần: Chứa 45 - 52 % K2O và 18%S
- Tính chất:
+ Có dạng kết tinh màu trắng, hút ẩm, không dính, ít chảy nước, có vị đắng, hoà tan trong nước dễ dàng
+ Là phân chua sinh lý nên SO42- có trong thành phần của phân còn có thể làm chua đất đi hơn nữa. Vì vậy liên tục bón cho cây đặc biệt cho các cây có nhu cầu kali cao và trên những đất có độ bão hoà bazơ thấp làm đất có xu hướng chua đi
+ Sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng và nhiều loại đất, đặc biệt là các đất nghèo S trừ đất trũng, đất mặn
+ Đặc biệt quý cho các cây cần được bón nhiều kali mà mẫn cảm xấu với clo như thuốc lá, khoai tây, cam, chanh… hay các cây trồng có nhu cầu cao về S như các cây họ thập tự, họ đậu
- Patent kali (Kalimag):
- Là hỗn hợp của 2 loại muối: Kali sunfat và Magie sunfat
- Công thức hoá học: K2SO4.MgSO4.6H2O
- Thành phần: chứa 29% K2SO4 và 9% MgO
- Dạng bột hay viên không rõ hình, có màu xám hồng, hoà tan trong nước dễ dàng, là phân chua sinh lý
- Dạng phân kali này sử dụng tốt cho mọi loại cây, nhất là cây trồng mẫn cảm xấu với clo và cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo K, Mg
- Kali Humate:
- Là muối của Axit humic với Kali Hydroxit
- Ngoại quan: Dạng hạt (hoặc bột) màu nâu đen, dạng bột
- Thành phần: Tổng hàm lượng hữu cơ: 60-65% trong đó (Humic: 65-70%; Fulvic: 5 - 7%), K2O: 8-10%; độ ẩm 10 - 15%
- Đặc điểm sử dụng: Kali Humate là chất chống hạn hán và giải tỏa "stress" cho cây trồng tốt nhất. làm tăng năng suất của các loại cây trồng, các hạt ngũ cốc hạt căng mẩy, trái cây có kiểu dáng đẹp và tươi, ngọt và ngon, và các loại rau mềm và ngon
- Muối Kali 40%:
- Là hỗn hợp của KCl với silvinit
- Công thức hoá học: gồm hỗn hợp của NaCl + KCl
- Thành phần: 38 – 42% K2O
- Đặc điểm sử dụng: Sử dụng tốt cho các loại cải củ nhưng có ảnh hưởng xấu đến những cây mẫn cảm với clo
- Tro bếp:
- Hàm lượng: Hàm lượng kali trong tro bếp thay đổi từ 2 - 36% K2O cho nên sử dụng làm phân bón thay thế một phần phân kali
- Tính chất: Kali tồn tại dưới dạng K2CO2 rất dễ tan trong nước. Tro bếp có phản ứng kiềm, do có nhiều CaO và các chất kiềm khác
- Đặc điểm sử dụng:
+ Có thể dùng tro để bón cho tất cả các loại đất và các loại cây, đặc biệt là cây mẫn cảm với clo. Trong thành phần của tro có vôi nên rất hiệu quả trên các loại đất chua, đất cát và đất than bùn nghèo Kali
+ Tro phải để nơi khô ráo, nếu để bị ướt sẽ rửa trôi mất hết kali, chất lượng tro bón sẽ giảm
+ Tro có thể dùng làm phân bót lót (bón lót trước khi cày trên đất nặng và trước khi gieo trên đất nhẹ), bón thúc cho cây chăm sóc giữa hàng đều được
+ Không nên trộn tro gỗ (ít Si) với phân bắc, nước giải vì sẽ làm mất nhiều N của các nguồn phân này. Có thể trộn tro rơm rạ với phân bắc vì tro này có khả năng kiềm hoá thấp do có nhiều SiO2 nên ít khả năng làm mất N lại nhanh chóng khử mùi hôi thối thối của phân
- Kali Carbonat (K2CO3/Potash/Pearl Ash):
- K2CO3 là loại là loại phân bón cao cấp chứa hàm lượng Kali cao nhất hiện tại (K2O = 68%), vừa giúp cung cấp Kali vừa cung cấp CO2 có lợi cho quá trình quang hợp và trao đổi chất của cây trồng
- Công thức hoá học: K2CO3
- Thành phần: chứa 50% K2O, nếu nguyên chất thì chứa 56,5% K2O.
- Tính chất: rất dễ chảy nước, nên cần được chú ý bảo quản.
- Đặc điểm sử dụng: Thích hợp đối với đất chua, sử dụng để bón lót tốt cho những loại cây không chịu được CloNguồn: Internet