CÁC LOẠI PHÂN LÂN PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 17/05/2022

 Phân lân là một trong những nguyên tố chính cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bên cạnh Nito, Kali nên có vai trò vô cùng quan trọng. Nó có trong thành phần của nhân tế bào và tham gia cấu thành enzym, protein và cả quá trình tổng hợp axit amin. Do đó, cây được bón đủ lân sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cây ra hoa sớm, đủ sức chống chọi với các điều kiện sống khắc nghiệt. cho ra nông sản có năng suất và chất lượng cao.

Phân lân rất phổ biến trên thị trường và được biết tới dưới nhiều loại khác nhau:

1. Phân lân tự nhiên:

Đây là loại có sẵn trong tự nhiên, chưa qua quá trình chế biến công nghiệp. Thường dùng để bón lót sớm do đặc tính khó tiêu (do chứa lân ở dạng PO43- không tan trong nước và axit yếu). Phân lân tự nhiên có 2 loại:

  • 1.1 Apatit:
  • Có chứa 30 – 32% P2O5, Canxi và nhiều khoáng chất khác. Apatit thường được dùng để bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân
  • Dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc xám nâu

  • 1.2 Phosphorit:
  • Chứa 8 – 12% P2O5. Đây là loại phân khá khô và rời. Phân có dạng bột, thường dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, rất thích hợp với các giống họ đậu.

2. Phân lân chế biến:

  • Được chế biến công nghiệp với hàm lượng P2O5 cao và được sử dụng khá nhiều.
  • 2.1 Phân lân nung chảy (tecmo phosphat):
  • Thành phần chính là Ca3(PO4)2, chứa 18 – 20% P2O5, 28 – 30% Ca, 17 – 20% Mg, 24 – 30% Si, ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban.
  • Dạng bột xanh xám hoặc xanh nhạt gần như màu tro, óng ánh
  • Có 2 loại: Phân lân nung chảy có phụ gia kiềm và không có hoặc có ít phụ gia kiềm
  • Có tính kiềm, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu
  • Ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, do đó có tác dụng chậm nhưng lâu dài

  • 2.2 Supe lân (Supephotphat):
  • Có 2 loại là Supe Lân đơn (chứa 17 – 18% P2O5) và super lân kép (chứa 37 – 47% P2O5)
  • Dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc xám thiếc
  • Có tính axit nên không hợp với đất chua. Nếu muốn bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy)
  • Dễ tiêu do dễ tan trong đất, cây trồng hấp thụ dễ dàng nên cho hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây.
  • Bổ sung Canxi cho cây Ca2+ cho cây trồng
  • thường được sử dụng để bón thúc cho cây trồng. Đặc biệt, super lân dùng ủ với phân chuồng rất tốt cho cây.

  • 2.3 Diammonium Phosphate (DAP):
  • Hàm lượng 46-50% P2O5 hòa tan trong amon xitrat 2% và 18 - 20 % N
  • Có 2 loại:

  • 2.4 Mono Ammonium Phosphate (MAP):
  • Tỷ lệ N trong phân là 12 - 15% N và 49 - 61 % N, 20% P2O5 và có 7 -8 %
  • Hai loại phân DAP và MAP tan hoàn toàn trong nước, dễ hút ẩm, dùng bón lót hoặc bón thúc trực tiếp.
  • Có 2 loại:

  • Ưu điểm của DAP và MAP là loại phân giàu chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng lân cao nhất trong các loại phân lân và còn chứa đạm nên vận chuyển rẻ tiền hơn.
  • Lượng đạm so với lân thấp nên thích hợp cho các vùng đất giàu hữu cơ, giàu đạm, chua và thiếu lân. Các vùng đất rừng mới khai phá, các loại đất vùng ven biển mới tiêu thủy để trồng trọt còn giàu hữu cơ và đạm mà lại thiếu lân dùng loại phân này rất hợp.

           2.5 Mono Potassium Phosphate (MKP):​​​​​​​

  • Phân bón lá MKP (0-52-34) là muối vô cơ, dạng tinh thể, màu trắng, chứa 52% P2O5 và 34% K2O.
  • Có ưu điểm là hòa tan nhanh và hoàn toàn trong nước, có thể phun lên lá, tưới nhỏ giọt, thủy canh hoặc tưới trực tiếp vào gốc.

​​​​​​​

            2.6 Nitrophos:

  • Phân nitrophos là phân sản xuất từ quặng có chứa lân và axit nitric
  • Các loại phân lân sản xuất từ axit nitric phổ biến trên thị trường E.U (Pháp, Ý, Hà Lan)
  • Ưu điểm của các nitrophos là loại phân có khả năng khử chua và ít hòa tan. Lượng lân hòa tan trong nước chỉ chiếm 80% tổng số.
  • Nhược điểm của nitrophos là hàm lượng thấp, dễ chảy nước và giá thành hơi cao.

​​​​​​​

  • 2.7 Đúp supe và trip supe:
  • Strip supe lân có hàm lượng P2O5 cao có khi đến 50% P2O5, không có CaSO4
  • Đúp supe hàm lượng P2O5 vào khoảng 30%
  • Hiệu quả của loại phân này khác supe lân ở các thành phần phụ còn lại trong phân trước hết là lưu huỳnh. Phân sẽ tốt hơn supe lân ở các vùng quá giàu lưu huỳnh và ngược lại ở những vùng nghèo lưu huỳnh hiệu quả sẽ kém hơn supe lân. Nhu cầu bón lưu huỳnh bắt đầu lộ rõ, ưu thế của supe lân đơn càng ngày càng nên được coi trọng hơn.

           2.8 Silico photphat canxi:

  • Là loại phân lân sản xuất bằng cách cho H3PO4 và SiO2 tác động với apatit, tạo ra CaO.3P2O5.SiO2 (silicophotphat canxi) có chứa 63 - 64 % P2O5 trong đó 92 - 94% tan trong nước 21 - 26% CaO và 10 - 11% SiO2.
  • Phân silico photphat canxi có ưu thế hơn các loại đúp supe và trip supe do tác động của SiO2. Loại phân này làm cho cây hòa thảo cứng cây.

           2.9 Metaphotphat canxi:

  • Là loại phân tinh thể giòn và óng ánh như thủy tinh chứa 64 - 70% P2O5 ngoài ra còn có CaO, Fe2O3, Al2O3, silic và fluor.
  • Các meta phophat do cách sản xuất và tính ít hòa tan có thể xếp vào nhóm phân lân nung chảy

           2.10 Meta photphat kali: 

  • Loại phân ở dạng tinh thể nhỏ. Sản phẩm công nghiệp thường là hỗn hợp của meta photphat kali và pyro photphat kali có chứa khoảng 40% K2O và 60% P2O5.
  • Các sản phẩm này không tan trong nước nhưng dễ hòa tan trongg oxalat hay xitrat amon sử dụng như các loại phân lân ít hòa tan.

           2.11 Các loại phân supe lân ít hòa tan (chậm tan):

  • Hàm lượng lân tổng số trong phân cao hơn supe lân thông thường. 
  • Hiệu quả vụ đầu không kém supe lân trên đất ít chua, kém nột ít trên đất trung tính và cao hơn supe lân ở đất chua nhiều. Hiệu quả vụ sau trội hơn rõ.

​​​​​​​           2.12 Supe lân sản xuất từ các axit clohydric

           2.13 Phân lân kết tủa (Prexipitat):

  • Trong phân phức chứa 38 - 42% P2O5, không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan trong xitrat amon.
  • Phân lân kết tủa có dạng bột trắng đục, nhẹ và xốp, tơi rời ít hút ẩm, thích hợp cho đất chua và ít chua.
  • Phân lân kết tủa thường dùng để sản xuất các loại phân phức hoặc dùng để làm thức ăn gia súc.

           2.14 Các loại phân lân sản xuất từ quy trình nhiệt:

  • Phân lân nung chảy còn được gọi là phân lân cao nhiệt, phân lân thủy tinh, Tecmo photphat. 
  • Phân này sản xuất đầu tiên ở Bỉ được đưa ra từ năm 1916 và đã được ứng dụng rộng rãi ở Đức, Bỉ, Hà Lan, Nga, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. 

​​​​​​​3. Phân lân vi sinh

  • Hiện nay Việt Nam đã từng bước ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón, nhằm tăng hiệu quả cho cây trồng nhưng vẫn không gây hại cho cây. Đây là bước tiến vô cùng tiềm năng và quan trọng đối với sự phát triển của ngành phân bón và nền nông nghiệp nước nhà.

​​​​​​​
 

Nguồn: Internet

Tags : Apatit, DAP, Lân Lâm Thao, MAP, Mekong, Mekongagri, MKP, Nitrophos, NK, NPK, P, Phân bón, phân lân, Phân lân chế biến, Phân lân kết tủa, Phân lân nung chảy, Phân lân tự nhiên, Phospho, Photphorit, PK, Supe, Supe lân, Supe lân đơn, Tecmo
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948