Chuối xuất khẩu, phòng trừ Panama để đảm bảo số lượng và giá trị thương phẩm

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 28/02/2023

Xuất khẩu chuối đem về hàng triệu USD mỗi năm, để nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023 và thời gian tới, trái chuối tươi phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, vấn nạn bệnh Panama gây hại hàng năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến cả sản lượng và chất lượng trái chuối tươi Việt Nam.

Hiện nay, chuối là cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang canh tác 154.180 ha chuối. Trong đó, Đồng Nai là địa phương có diện tích chuối lớn nhất với 13.149 ha, chiếm tỷ lệ 8,53% đứng đầu cả nước.

Tuy nhiên, cây chuối đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt vì bệnh vàng lá Panama hoành hành. Đây là bệnh hại đặc biệt nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, giá trị thương phẩm.

Tại buổi lễ xuất khẩu chuối tươi đi Trung Quốc của tỉnh Đồng Nai diễn ra ngày 22-2 vừa qua, phía Trung Quốc cử đại diện doanh nghiệp nhập khẩu chuối tươi sang dự và phát biểu. “Để ngành chuối Việt Nam vươn mạnh ra thị trường Quốc tế người trồng chuối cần chú ý: Cây chuối rất dễ bị bệnh vàng lá (Panama), đây là vấn đề nan giải của ngành chuối trên toàn thế giới, người trồng cần áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa bệnh lá, không để khi lây lan diện rộng, tăng cường phòng ngừa; ngành chuối phải đi theo con đường thương hiệu hoá, thị trường hoá để tăng sức cạnh tranh; thích ứng nhu cầu thay đổi của thị trường để có những sản phẩm tốt nhất; nâng cao hiệu quả công việc, đội ngũ chuyên môn được đào tạo bài bản và hệ thống quản lý nông trại hiệu quả”, ông nhấn mạnh.

1. NGUYÊN NHÂN CÂY CHUỐI BỊ VÀNG LÁ PANAMA

Nguyên nhân: bệnh Panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense (FOC) chủng 4 nhiệt đới gây ra. Đây là chủng nấm gây hại phổ rộng trên tất cả các giống chuối và đặc biệt nguy hiểm vì bào tử nấm có thể tồn tại trong đất lên tới 30 năm.

Bệnh có thể lây nhiễm và gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây chuối. Tuy nhiên bệnh mẫn cảm nhất ở giai đoạn cây chuối sinh trưởng khỏe và chuẩn bị trổ hoa.

Phương thức lây nhiễm

- Bệnh lan truyền nhanh qua các con đường như giống, tàn dư cây bệnh, nguồn nước, đất, côn trùng.

- Nấm lây lan chủ yếu theo cây chuối con, dụng cụ làm vườn và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch dẫn làm cho cây bị vàng héo.

- Trong trường hợp không có cây ký chủ, bào tử nấm có thể tồn tại trong đất trong thời gian dài hơn 20 năm.

2. TRIỆU CHỨNG BỆNH VÀNG LÁ PANAMA

Biểu hiện ban đầu là các mép bị vàng, sau lan hướng vào gân lá. Trên cây các lá già bị nhiễm vàng trước, lá non vàng sau gây ra hiện tượng lá chuối bị héo vàng. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi, các chồi non xung quanh vẫn phát triển nhưng sau đó cũng bị vàng héo.

Thân chuối bị tổn thương do nấm xâm nhập gây hại (Ảnh: goin.vn)

3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Biện pháp canh tác

- Lên liếp cao hình mai rùa giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa.

- Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.

- Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

- Quá trình chăm sóc không làm đứt rễ chuối, để hạn chế “cửa ngõ” xâm nhập của nấm từ bên ngoài vào trong cây.

- Không nên bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng đã được ủ mục bằng Trichoderma, bón vôi bột để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn.

- Nên bón vôi vào các hố trước khi trồng và sau khi đào bỏ gốc bị bệnh.

Xử lý bằng thuốc hóa học

- Nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide…

- Khi phát hiện cây bệnh, phải đào bỏ các gốc bệnh đen tiêu huỷ và dùng vôi bột rải vào các vị trí cây bị bệnh để khử trùng đất. Những khóm chuối còn lại trên vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP, Zineb, Tilt, Score, Anvil...

Xử lý bằng sinh học: 

Xử lí đất trước khi trồng bằng vôi hoặc các chế phẩm sinh học gốc vi sinh đối kháng như: Trichoderma spp, Chaetomium spp,... nhằm bảo vệ bộ rễ và tiêu diệt tác nhân gây bệnh

Tóm lại, bệnh Panam đang là dịch hại gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng thương phẩm của trái chuối. Vì thế, bà con cần có biện pháp canh tác phù hợp để giảm thiểu nhất việc xâm nhập và lây nhiễm bệnh Panama cho vườn. 

Thực hiện cải tạo hệ sinh thái trong vườn, không tạo điều kiện môi trường cho vi sinh vật (nấm, khuẩn) gây bệnh. Thường xuyên thăm vườn và xử lý kịp thời khi xuất hiện bệnh. Đặc biệt, bà con hết sức chú ý việc chăm sóc và dinh dưỡng cân đối để cây khỏe, tăng sức đề kháng chống chọi lại với nấm bệnh.

Tags : bênh panama, Chuối, héo lá, xuất khẩu
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948