Những biến động mới nhất về tình hình lúa gạo và chuẩn bị sẵn sàng sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 28/10/2024

Việc Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 giảm 24 USD/tấn so với tháng trước. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn cao hơn 16 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn 46 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ. Xu hướng sản xuất gạo hữu cơ, gạo cao cấp và đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với nhiều kết quả tích cực.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động

"Hiện gạo Việt Nam đã có thị phần, giá trị, chất lượng tương đối ổn định trên thị trường thế giới. Hơn nữa, hệ sinh thái trong chuỗi giá trị gắn với thị trường tương đối chặt chẽ, bài bản. Do đó, việc Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu có khả năng là sẽ không tác động trực tiếp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam”.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 giảm 24 USD/tấn so với tháng trước. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn cao hơn 16 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn 46 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ.

“Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực châu Á như Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Singapore; trong khi đó gạo Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu sang các quốc gia thuộc khu vực châu Phi và Trung Đông. Có thể thấy thị trường và phân khúc gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ rất khác nhau", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Mặc dù giá giảm nhưng nhu cầu từ các thị trường chủ lực của Việt Nam như Philippines, Indonesia và Malaysia vẫn giữ ở mức cao.

Phát triển bền vững ngành lúa gạo

Sau 1 năm thí điểm, Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá "rất tích cực". Hiện Bộ đã phối hợp với các địa phương rà soát hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa tham gia Đề án; tổng hợp nhu cầu đề xuất của các tỉnh và tìm kiếm nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp hạ tầng sản xuất tại vùng chuyên canh, tập trung nguồn lực để đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 để phát triển bền vững ngành lúa gạo.

Chiều ngày 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện 7 mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Có 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới); tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 3-5 tấn CO2 tương đương trên một ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc.

"Phải yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và đồng bằng sông Cửu Long", Thủ tướng nói.

Về mục tiêu, Thủ tướng yêu cầu tăng tốc, bứt phá hơn nữa để đạt mục tiêu một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp càng sớm càng tốt, qua đó đạt khoảng 14 - 15 triệu tấn lúa, 9 - 10 triệu tấn gạo chất lượng cao. Chậm nhất đến năm 2030 phải đạt mục tiêu này và cần nỗ lực đạt sớm hơn.

Việc Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu rõ ràng sẽ gia tăng sự cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng có thể chỉ ở mức độ gián tiếp vì hai nước có các khách hàng nhập khẩu truyền thống khác biệt. Thị trường chính của gạo Việt Nam được xuất sang Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á như: Philippines, Malaysia và Indonesia, nhờ lợi thế địa lý thuận lợi trong khu vực ASEAN.

Tags : giá gạo, ngành lúa gạo, sản xuất lúa gạo, xuất khẩu
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948