TÌNH HÌNH PHÂN BÓN 2024 DỰ BÁO RẤT BIẾN ĐỘNG, DOANH NÔNG VIỆT ĐÃ SẴN SÀNG?

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 15/01/2024

Nguồn cung phân bón được dự báo sẽ ngày càng thắt chặt, do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước. Kèm đó là dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT - sửa đổi) về mặt hàng phân bón dự kiến sẽ đưa vào diện chịu thuế GTGT 5%.

Nguồn cung ngày càng hạn chế, giá phân bón năm 2024 có thể tăng nhẹ

Nguyên nhân bắt nguồn từ những động thái hạn chế xuất khẩu của các “ông lớn” trên thị trường phân bón thế giới. 

Nga - quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để bảo vệ thị trường nội địa. Trung Quốc cũng tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá.

Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân ure tại nước này, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.

Việc gián đoạn nguồn cung ứng vốn đã khiến cho giá phân bón tăng cao từ cuối quý III/2023 và mới chỉ hạ nhiệt trong khoảng tháng 12 vừa qua, việc giá tiếp tục tăng trong năm 2024 có thể sẽ tạo áp lực lên hoạt động sản xuất nông nghiệp toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng khi nguồn phân bón đang được sử dụng ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ bên ngoài. 

Phân bón có thể chịu thuế VAT 5%

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT - sửa đổi). Trong đó, đáng lưu ý, mặt hàng phân bón dự kiến sẽ đưa vào diện chịu thuế GTGT 5%, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo mặt hàng này cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

Bộ Tài chính nhận định, nếu đề xuất tại dự thảo lần này được thông qua, dù có vẻ người nông dân mua phân bón sẽ chịu thêm khoản thuế VAT 5% tuy nhiên ngược lại người tiêu dùng hưởng lợi do giá bán của các mặt hàng này được định giá theo cung - cầu thị trường.

"Hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế hoặc thuế suất 5-10%, nếu tính VAT đầu ra là 5% thì doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không phải nộp thuế này. Tức là, số thuế đầu vào được khấu trừ với đầu ra, hoặc hoàn thuế. Do đó, giá thành sản xuất phân bón được giảm xuống, nước ta cũng đỡ phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ đó bớt chịu áp lực tăng giá từ thị trường thế giới", Bộ Tài chính phân tích.

Theo cơ quan này, phần lớn phân bón nhập vào Việt Nam được các nước xuất khẩu xếp vào diện chịu thuế VAT, nên doanh nghiệp của họ được hoàn thuế đầu vào và có điều kiện hạ giá bán."Điều này gây bất lợi khi cạnh tranh với phân bón nhập khẩu", Bộ Tài chính nêu.

Trong khi đó, Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế VAT ở khâu nhập khẩu trong khi thuế nhập khẩu vốn rất thấp hoặc đã về 0%. Còn nông dân phải mua giá cao do các nhà sản xuất trong nước đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành.

Bộ này cho biết, các doanh nghiệp phân bón, Bộ Công Thương, Hiệp hội phân bón và đại biểu Quốc hội tại nhiều tỉnh, thành cũng phản ánh khó khăn trên và đề nghị chuyển mặt hàng này sang đối tượng chịu thuế VAT 5%.

Thị trường phân bón dự báo sẽ còn rất biến động, bên cạnh nguồn cung thắt chặt, áp thuế VAT 5% (dự thảo Luật được thông qua), tình hình xung đột chính trị, căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ,... Là một doanh nông thời kỳ mới, các đơn vị làm việc trong ngành nói chung, Mekong nói riêng cần chuẩn bị một tâm thế để kịp thời thích ứng và tiếp tục góp phần vào hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.

Nguồn: tổng hợp

Tags : áp thuế VAT 5% mặt hàng phân bón, nguồn cung phân bón, thế giới, việt nam
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948