Toàn cảnh ngành logistics thế giới năm 2024

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 06/01/2025

Năm 2024 là một năm đầy biến động đối với ngành vận tải biển khi có nhiều sự kiện ảnh hưởng đến chi phí hậu cần, hoạt động vận chuyển và tình hình thương mại toàn cầu.

Các hãng tàu tăng phụ phí mùa cao điểm, điển hình là Hapag-Lloyd và Maersk. Hai hãng tàu này đã áp dụng phụ phí vào mùa cao điểm cho các chuyến hàng từ Châu Á đến Châu Phi, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5. Điều này làm tăng chi phí hậu cần cho các lô hàng từ Châu Á đến hai khu vực này. Việc tăng phụ phí được thực hiện trong bối cảnh các hãng tàu đang phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì hiệu quả hoạt động trong một thị trường đầy biến động.

Tấn công tàu thủy gây ra mối lo nguy cơ về an ninh. Vào ngày 26 tháng 4, một máy bay không người lái của lực lượng Houthi đã tấn công tàu container MSC Orion ở Ấn Độ Dương. Liên tiếp sau đó là các cuộc tấn công nhằm vào các tàu chở hàng qua khu vực này và đặc biệt nhắm vào các con tàu có liên quan đến đồng minh Mỹ và Israel. Căng thẳng chính trị của phiến quân Houthi và các nước Trung Đông ảnh hưởng đến toàn bộ lộ trình của các hãng tàu đi qua khu vực này. Hậu quả sau cuộc tấn công làm gia tăng lo ngại về an ninh hàng hải, buộc các hãng tàu phải điều chỉnh lộ trình, dẫn đến tăng thời gian vận chuyển và chi phí, gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là tổn thất về hàng hóa.

Độ tin cậy giảm sút tạo nên thách thức cho hoạt động vận chuyển. Sự không ổn định trong hoạt động vận tải biển, dẫn đến các vấn đề về thời gian và chi phí. Khiến cho độ tin cậy của lịch trình vận chuyển giảm sút xuống 50% trong quý 1 và quý 2 năm 2024. Thời gian ETA (thời gian đến dự kiến) không chính xác, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch logistics, gây lũng đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường.

Khối lượng hàng hóa tăng tạo áp lực lên hệ thống vận tải và chi phí vận tải tăng mạnh. Các hãng tàu phải cắt giảm thời gian lưu trú tại cảng để đảm bảo tiến độ giao hàng, kéo giá cước vận tải biển lập đỉnh. Kỷ lục mới được xác lập khi khối lượng hàng hóa toàn cầu đạt kỷ lục trong tháng 5, đặc biệt đi từ Viễn Đông, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. Việc chuyển hướng tàu đã tăng khoảng cách di chuyển, dẫn đến tăng 17,9% trong TEU-dặm so với năm trước.

Thiếu container rỗng, thách thức cho xuất nhập khẩu. Thiếu hụt container rỗng do tắc nghẽn kéo dài và thời tiết xấu ở các vùng lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Các cơn bão liên tục kéo đến khiến hàng hóa bị đình trệ, chất đống tại các cảng trung chuyển. Các hãng tàu ưu tiên chuyển container rỗng về Trung Quốc, dẫn đến thiếu hụt container tại các cảng quá cảnh, làm tăng chi phí hậu cần. Bên cạnh đó, thời tiết xấu khiến thời gian vận chuyển kéo dài hơn.

Chuyển hướng tàu: cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Tắc nghẽn tại Singapore tạo cơ hội lớn cho các cảng ở Việt Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng với khả năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa mới. Việc thay đổi trung tâm giao nhận hàng hóa từ Singapore sang các cảng Việt Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Cái Mép, và Hải Phòng đã gây ùn tắc đột ngột, kéo dài thời gian luân chuyển container và tăng chi phí cho các doanh nghiệp.

Đánh giá tổng quan cước vận chuyển năm 2024 (các tuyến được quan tâm nhiều nhất):

  • Châu Âu –> Châu Á: Giá cước tuyến này đạt đỉnh vào quý 1 năm 2024, và chạm đáy vào quý 4 năm 2024 với giá trung bình lần lượt là ~$1000 và ~$400 theo báo cáo mới nhất của Xeneta.
  • Trung Quốc –> Việt Nam: Giá cước thấp nhất rơi vào quý 1 năm 2024 và đạt đỉnh vào quý 4 năm 2024 với giá trung bình lần lượt là ~$600 và ~$1500 theo số liệu thống kê và quan sát tổng hợp.

Nguồn: Mekong tổng hợp

Tags : logistics, năm 2024, phân bón nhập khẩu, thế giới
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948