Tỷ giá tăng phi mã, doanh nghiệp phân bón thêm gánh nặng

Đăng bởi Công Ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong MEKONG vào lúc 17/05/2024

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt thì các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại đối mặt với tỷ giá tăng, khó lại càng thêm khó vì chi phí đầu vào, vận chuyển quốc tế quá đắt đỏ. Nhưng doanh nghiệp khó có thể tăng giá đầu ra tương ứng vì có thể gây khó khăn rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp.

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ HÔM NAY NGÀY 17/5/2024

Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 25.750 - 25.820 đồng (mua vào - bán ra). Tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.122 VND/USD (mua tiền mặt), 25.152 VND/USD (mua chuyển khoản) và 25.452 VND/USD (bán ra). (Nguồn: báo Lao Động)

Zalo

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố. Ảnh chụp màn hình

NHIỀU CÔNG TY NHẬP KHẨU PHÂN BÓN "ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN" TRƯỚC TÌNH HÌNH GIÁ ĐẦU VÀO TĂNG CAO

Do ảnh hưởng mạnh từ những xung đột địa chính trị gần đây diễn ra tại khu vực Trung Đông, căng thẳng Biển Đỏ khiến cho chi phí logistics hiện nay đã tăng cao khoảng 130% so với cuối năm 2023. Tình trạng hàng hóa về chậm hơn so với dự kiến, chi phí đầu vào thì tăng đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón.

Một lãnh đạo Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết chi phí vận chuyển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu "đắt đỏ" hơn do tỷ giá. Chưa kể, giá cước vận tải biển từ Việt Nam sang châu Âu và bờ Đông nước Mỹ đã tăng gấp 2-3 lần do căng thẳng Biển Đỏ. "Chi phí tăng nhưng giá bán vẫn phải giữ do đã ký hợp đồng với khách hàng. Đồng nghĩa, doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận".

Nguồn tin từ báo VNEpress.net: Nếu tỷ giá có xu hướng tăng tiếp, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể bán ra một phần ngoại tệ, hút tiền đồng về qua kênh tín phiếu, trái phiếu. Thực tế, từ ngày 11/3, Ngân hàng Nhà nước ba phiên liên tiếp hút tiền trên thị trường liên ngân hàng qua kênh chào thầu tín phiếu. Tổng cộng ba ngày gần đây, nhà điều hành hút về gần 45.000 tỷ đồng, như một động thái gián tiếp giảm áp lực lên tỷ giá.

DOANH NGHIỆP PHÂN BÓN KHÓ CÓ THỂ TĂNG GIÁ ĐẦU RA TƯƠNG ỨNG VÌ CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN RẤT LỚN CHO NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Dù giá nông sản, lúa gạo năm qua có tăng nhưng người nông dân hiện hữu mối lo giá phân bón tiếp tục tăng theo đà tăng của giá phân bón thế giới.

Đây cũng là mối trăn trở của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phân bón, bởi nếu giá phân bón tăng quá cao sẽ ảnh hưởng tới đầu ra của doanh nghiệp. Khi ấy, bà con nông dân sẽ có khuynh hướng giảm mức bón phân để tiết giảm chi phí đầu vào. Chưa kể, nguy cơ tiềm ẩn khác là một số tổ chức, cá nhân tranh thủ cơ hội này sản xuất, cung cấp phân bón giả, kém chất lượng để tận dụng tâm lý của người nông dân thích các sản phẩm giá rẻ vô hình trung gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người nông dân.

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN, NHIỀU DOANH NGHIỆP TRĂN TRỞ

Các doanh nghiệp phân bón thường ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: tăng giá cao quá sẽ ảnh hưởng đến người nông dân; không tăng giá sẽ không phù hợp với cơ chế thị trường và chiến lược kinh doanh. Chưa kể, phân bón là mặt hàng thuộc đối tượng bình ổn giá theo quy định của Nhà nước.

Trong điều kiện hội nhập và liên thông giữa các thị trường hàng hóa trên thế giới hiện nay, bất kỳ diễn biến nào từ thế giới đều tác động đến thị trường trong nước, trong đó có ngành hàng phân bón. Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau và một số doanh nghiệp phân bón khác nói chung đều là những doanh nghiệp có vốn chi phối của Nhà nước nên việc quản trị, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh luôn phải tuân thủ các quy định liên quan nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động, cụ thể là việc định giá bán phải theo sát giá thị trường thế giới và khu vực.

Mekong - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyên nhập khẩu và phân phối đa dạng các nguyên liệu sản xuất phân bón, phân bón (vô cơ, hữu cơ, sinh học, vi sinh) và cung cấp các giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng. Là doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, trước tình hình thực tế ngày một khó khăn, doanh nghiệp một mặt phải kiểm soát chi phí đầu vào đang tăng rất cao, một mặt phải kiểm soát giá bán mới mong đồng hành được với người nông dân, cũng như góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Là một doanh nông thời kỳ mới, các đơn vị làm việc trong ngành nói chung, Mekong nói riêng cần chuẩn bị sẵn sàng một tâm thế để kịp thời thích ứng và tiếp tục góp phần vào hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.

Tags : Giá phân bón, nhập khẩu phân bón, tỷ giá tăng, tỷ giá USD/VND
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0914 911 948